Hiểu về làn da của bạn

15, Tháng 06, 2023

Da người gồm có 3 lớp: thượng bì, trung bì và hạ bì.

Ngoài ra, còn có các phần phụ của da như lông, tóc, móng, tuyến mồ hôi và tuyến bã nhờn.

Thượng bì

Epidermis

Trung bì

Dermis

Hạ bì

Hypodermis

  • Lớp ngoài cùng của da.
  • Gồm chủ yếu là tế bào biểu mô sừng (keratinocyte), ngoài ra còn có tế bào hắc tố, tế bào Merkel và tế bào Langerhans.
  • Là hàng rào bảo vệ da, gồm 4 lớp chính: lớp tế bào sừng, lớp hạt, lớp gai, lớp đáy (lớp tế bào mầm). Riêng lòng bàn tay, bàn chân có thêm 1 lớp sáng nằm xen kẽ giữa lớp sừng với lớp hạt.
  • Thượng bì dày khoảng 0,4-1.5mm tùy theo vị trí trên cơ thể.
  • Trung bì là lớp thứ 2.
  • Chứa mạch máu, dây thần kinh, các cấu trúc khác như nang lông, tuyến mồ hôi, tuyến bã, mô liên kết thượng bì và hạ bì.
  • Bao gồm hai lớp trung bì nông là lớp nuôi dưỡng cung cấp oxy và chất dinh dưỡng cho thượng bị; lớp trung bì sâu là lớp chống đỡ
  • Là vùng dày nhất của da. Độ dày khác nhau tùy từng vùng của cơ thể từ 1/10mm đến vài milimet
  • Lớp trong cùng của da.
  • Chứa mô liên kết, nhiều mạch máu, thần kinh… đảm bảo cho da sống và hoạt động. Đây là lớp liên kết da với các mô xơ bao bọc các bó cơ dưới da.
  • Đây là kho dự trữ mỡ lớn nhất của cơ thể, có vai trò bảo vệ cơ học chống những sức ép, những chấn động đột ngột, che chở da và những cấu trúc bên dưới và có vai trò điều hòa nhiệt độ.
  • Độ dày của hạ bì tùy thuộc vào thể trạng từng người.

Hình 1: Cấu trúc của da

A. Thượng bì

Gồm 4 (5) lớp. Thượng bì không có mạch máu và được nuôi dưỡng bằng dịch gian bào. Các sợi thần kinh chỉ phân nhánh đến lớp đáy.

Lớp tế bào đáy – Là lớp sâu nhất của thượng bì, gắn kết thượng bì vào màng đáy
– Bao gồm lớp tế bào gốc hình khối, là tiền thân của tế bào biểu mô sừng.
– Các tế bào đáy có khả năng sinh sản rất mạnh để sản xuất các tế bào mới thay thế các tế bào cũ đã biệt hóa.
– Xen giữa tế bào đáy là tế bào hắc tố và tế bào Merkel.
Thời gian cần thiết cho một tế bào đáy phân chia, biệt hóa và di chuyển tới lớp sừng khoảng 14 ngày. Thời gian ở lớp sừng đến khi thành vảy da và bong ra khoảng 14 ngày nữa. Như vậy thời gian để tái tạo toàn bộ thượng bì khoảng 4 tuần.
Lớp tế bào gai – Lớp tế bào gai gồm 8-10 lớp tế bào biểu mô sừng được sinh ra từ quá trình nguyên phân của tế bào đáy. Các tế bào trong lớp này được gắn kết với nhau qua cầu nối gian bào (desmosome).
– Tế bào gai bắt đầu tổng hợp keratin và giải phóng Glycolipid kỵ nước giúp cơ thể tránh bị mất nước và giúp da không thấm nước.
– Các tế bào gai cũng có khả năng sinh sản bằng gián phân. Khi tế bào mới được sinh ra từ lớp đáy, các tế bào gai sẽ được đẩy lên lớp tế bào bên trên.
– Trong lớp tế bào gai còn có tế bào tua di chuyển còn gọi là tế bào Langerhans.
Lớp tế bào hạt – Bao gồm 3-4 lớp tế bào dẹt nằm trên lớp tế bào gai.
– Quá trình sừng hóa đã diễn ra, trong tế bào hạt chứa nhiều hạt keratin.
– Trong quá trình chuyển dần từ tế bào hạt thành tế bào sừng, các tiền chất filaggrin sẽ chuyển thành filaggrin và là thành phần chú yếu của các yếu tố dưỡng ẩm tự nhiên (natural moiturizing factors) và vỏ tế bào lớp sừng.
Lớp tế bào sáng – Lớp này chỉ có ở lòng bàn tay, bàn chân và nằm ở trên lớp hạt bao gồm những tế bào trong, thuần nhất,không có nhân, dẹt, sắp xếp thành 2 hoặc 3 hàng.
Lớp tế bào sừng – Là lớp ngoài cùng của da, bao gồm 15-30 lớp tế bào.
– Mỗi tế bào biến thành một lá sừng mỏng, chồng chất lên nhau như một bức tường gạch, màng bào tương dầy, Nhân biến mất, trong bào tương chỉ còn toàn những sợi sừng.
– Quá trình sừng hóa diễn ra liên tục giúp da luôn đổi mới. Quá trình này chịu sự ảnh hưởng của cả yếu tố bên ngoài môi trường và bên trong (gen, các yếu tố toàn thân).

Hình 2: Các lớp da trong tầng thượng bì

B. TRUNG BÌ:

Bao gồm hai lớp: trung bì nông và trung bì sâu

Trung bì nông
Papillary dermis
Trung bì sâu
Reticular dermis
  • Lớp này là lớp nuôi dưỡng, rất mỏng chỉ khoảng độ 0,1mm.
  • Trên bề mặt có những gai gai bì (papille) ăn sâu vào thượng bì. Các gai do tổ chức liên kết non tạo nên, có nhiều mao mạch.
  • Các sợi hồ (collagen) và sợi chun (elastin) trong các mô liên kết ở trung bì nông hình thành một mạng lưới lỏng lẽo chưa nhiều hoạt chất hỗ trợ cho việc cấp nước cho da.
  • Trung bì nông cũng chứa một lượng nhỏ tế bào béo (tế bào adipose) và nhiều mạch máu nhỏ.
  • Đây là lớp chống đỡ, dày khoảng 0,4mm, có nhiều mao mạch.
  • Là mạng lưới mô liên kết chặt chẽ của sợi collagen và elastin không đồng nhất có thể chống đỡ lực tác động theo nhiều hướng giúp tăng cường độ linh hoạt của da.
  • Tế bào bao gồm có tế bào xơ hình thoi, co nhân to hình bầu dục. Ngoài ra, còn có dưỡng bào (Mastocyte) tham gia quá trình chuyển hóa histamin, acid hyaluronic.
  • Thần kinh da được tạo thành từ đám rối ở hạ bì, sau đó phân nhánh chạy thẳng góc tới các đầu gai bì. Thần kinh da còn có những nhánh cuộn tròn lại thành những tiểu thể.

Hình 3: Các lớp trong tầng trung bì

C. HẠ BÌ

Chứa mô liên kết, nhiều mạch máu, thần kinh… đảm bảo cho da sống và hoạt động. Đây là lớp liên kết da với các mô xơ bao bọc các bó cơ dưới da.
Hạ bì chứa nhiều mô adipose.

D. TẾ BÀO SẮC TỐ

Tế bào sắc tố (melanocyte) là tế bào tua gai cung cấp sắc tố cho các tế bào sừng, tạo màu da.
Tế bào sắc tố là tế bào duy nhất có khả năng sản xuất ra các hạt melanosome. Các melanosome được vận chuyển theo các giả túc của tế bào sắc tố đến một nhóm tế bào sừng (đơn vị sắc tố của thượng bì).2

Các hạt melanosome sẽ biến đổi qua 4 giai đoạn:

1. Giai đoạn 1 chỉ chứ tyrosinase
2. Giai đoạn 2 chứa nhiều tyrosinase và một vài melanin
3. Giai đoạn 3 chứa phần lớn melanin với một vài tyrosinase
4. Giai đoạn 4 chỉ chứa melanin

Ở da người có hai loại sắc tố: Eumelanin – có màu nâu hoặc đenPhaeomelanin – có màu vàng đỏ. Sắc tố khác nhau từ màu vàng đến màu nâu hoặc màu đen giải thích sự khác nhau về màu da trong một chủng tộc và với các chủng tốc khác. Sự khác nhau giữa các màu da, giữa các chủng tộc không phụ thuộc vào số lượng tế bào sắc tố mà phụ thuộc vào bản chất của melanin và kích thước hạt melanosome.
Chức năng của sắc tố là chống lại tác hại của tia cực tím (ultraviolet = UV), che trở sự gián phân của tế bào đáy ở thượng bì khỏi sự ảnh hưởng của các tia UV, kiểm soát sự tổng hợp vitamin D3 và điều hòa thân nhiệt tại chỗ.
Số lượng tế bào sắc tố tăng khi phản ứng với sự kích thích của UV.

Hình 4: Sự tạo thành màu da

Theo thời gian và các tác động ngoại cảnh (khói bụi, tia UV, ánh sáng xanh,…) sẽ khiến làn da của chúng ta bị tổn thương và lão hóa. Dẫn đến những tình trạng của da như da bị xỉn màu, gây mụn, nhăn nheo,…

Do đó cần có sự chăm sóc và bảo vệ làn da đúng cách để giữ các thành phần của da không bị mất đi, làn da luôn được tươi tắn và khỏe mạnh.

Ngày nay có rất nhiều dòng sản phẩm được nghiên cứu và phát triển có chứa những thành phần giúp bảo vệ,cải thiện các tình trạng của da, cung cấp các dưỡng chất thiết yếu cho làn da.

Rồng Việt xin giới thiệu một số nguyên liệu dành cho Skincare:

Là chất dưỡng ẩm hiệu quả đồng thời giúp da sáng mịn.

Là chất làm sáng da, chống oxi – hóa và ngăn ngừa lão hóa. Cải thiện và tối ưu hóa các ưu nhược điểm của Vitamin C.

Xóa nhăn hiệu quả và an toàn

→ Tham khảo thêm về Nguyên liệu Skincare

Tin tức khác

Mineral Sunscreen – Bảo vệ làn da khỏi tia UV với công nghệ khoáng chất chống nắng

28, Tháng 10, 2024

XU HƯỚNG SẢN PHẨM CHĂM SÓC TÓC 2024

08, Tháng 07, 2024

STIMUCAP – Innovation on the hair
Trẻ hóa mái tóc thông qua giải pháp chống rụng dựa trên DNA và Glutathione

04, Tháng 07, 2024

Sản Phẩm liên quan

Algae Extract OLI-8109H

Niaciamide (Nicotinamide USP)

DMDM Hydantoin – DMDMH