CHỈ SỐ CHỐNG NẮNG SPF VÀ PA LÀ GÌ?

11, Tháng 04, 2025

Chỉ số chống nắng SPF là gì? PA là gì?

Đây là 2 chỉ số chúng ta thường thấy trên bao bì của tuýp kem chống nắng.

Thực tế những chỉ số này ảnh hưởng đến hiệu quả chống nắng của sản phẩm và công thức của sản phẩm chống nắng. Tìm hiểu SPF, PA là gì và cách chọn kem chống nắng phù hợp, cũng như chọn mục tiêu chỉ số SPF, PA để điều chỉnh công thức khi phát triển một sản phẩm chống nắng.

1. Tia UV là gì?! Và chỉ số UV (UV Index) là gì?!

Xem thêm về Tia UV và chỉ số UV

2. Chỉ số SPF và PA là gì? Ý nghĩa của từng chỉ số trên Kem chống nắng

2.1 Chỉ số chống nắng SPF là gì? Ý nghĩa chỉ số SPF?

Chỉ số chống nắng SPFSun Protection Factor, là chỉ số thể hiện khả năng bảo vệ da dưới tác hại của tia UVB. SPF là lượng năng lượng mặt trời (bức xạ UV) cần thiết để tạo ra vết cháy nắng trên da được bảo vệ (tức là khi có kem chống nắng) so với lượng năng lượng mặt trời cần thiết để tạo ra vết cháy nắng trên da không được bảo vệ. Khi giá trị SPF tăng lên, khả năng chống cháy nắng tăng lên.

Hình 1: Sơ đồ minh họa chỉ số chống nắng SPF

(Osterwalder, U.;Herzog, B. Sun protection factors: World wide confusion. Br. J. Dermatol. 2009,161, 13–24.)

  • Có nhiều người hiểu lầm về chỉ số chống nắng SPF, cho rằng chỉ số SPF thể hiện thời gian chất chống nắng có thể bảo về làn da. Ví dụ 1 SPF = 10 phút bảo vệ làn da và hạn chế những tác hại UVB. Nghĩa là lấy chỉ số SPF nhân 10 để tính được thời gian bảo vệ da chống tác hại của tia UVB tính bằng phút. Điều này không đúng.
  • Chỉ số SPF không phụ thuộc trực tiếp tới thời gian tiếp xúc ánh nắng, chỉ số SPF phụ thuộc trực tiếp đến lượng năng lượng bức xạ UVB gây cháy năng tiếp xúc với da. Mặc dù lượng năng lượng bức xạ này phụ thời gian tiếp xúc ánh nắng, có nhiều yếu tố khác ảnh hưởng đến năng lượng gây cháy nắng cho da. Ví dụ như cường độ ánh nắng, sự phơi nhiễm ánh nắng bên dưới đều cùng dẫn đên một lượng năng lượng bức xạ UVB như nhau:
    • Phơi nắng 15 phút lúc 1 giờ chiều
    • Phơi nắng 1 giờ lúc 9 giờ sáng
  • Ngoài ra, có các yêu tố khác ảnh hưởng đến liều lượng bức xạ UVB hấp thụ qua da như: ü Lượng kem chống nắng được dùng trên daNgười có da sáng thường hấp thụ nhiều tia UV hơn người có da đậm màu.
    • Thời gian thoa kem chống nắng
    • Loại da

Người có da sáng thường hấp thụ nhiều tia UV hơn người có da đậm màu.

MED: Minimalerythemal dose (Liều lượng bức xạ cháy nắng ít nhất),

SED: Standard erythemaldose (Liều lượng bức xạ cháy nắng tiêu chuẩn)

Bảng 1: Bảng phân loại da và mức độ phản ứng với bức xạ UV

(Young, Antony R. et al., Ultraviolet radiationand the skin: Photobiology and sunscreen photoprotection Journal of theAmerican Academy of Dermatology, Volume 76, Issue 3, S100 – S109)

Lượng kem chống nắng được thoa cũng ảnh hưởng đến lượng bức xạ mặt trời được hấp thụ, nhiều kem chống nắng hơn dẫn đến sự hấp thụ năng lượng mặt trời ít hơn. Ngoài ra, kem chống nắng bị mất đi dần do mồ hôi và trở nên kém hiệu quả hơn theo thời gian, tần suất thoa lại là rất quan trọng để hạn chế sự hấp thụ bức xạ mặt trời.

2.2. Chỉ số PA là gì? Ý nghĩa chỉ số PA?

Chỉ số chống nắng SPF chủ yếu thể hiện khả năng bảo vệ da khỏi tia UVB, tuy nhiên với tia UVA thì hiện tại chưa có hệ thống thống nhất.

Để hiểu rõ hơn về chỉ số PA, chúng ta sẽ làm quen hai chỉ số Độ đen da tức thì – Immediate Pigment Darkening (IPD) và chỉ số Độ đen da lâu dài – Persistent Pigment Darkening (PPD)

  • Độ đen da tức thì – Immediate Pigment Darkening (IPD): là phản ứng đầu tiên của da khi phơi nhiễm tia bức xạ UVA. Đó là kết quả của sự oxy hóa của melanin và sự phân bố lại của tế bào hắc tố melanosome. IPD là một sự sẫm màu tạm thời xảy ra ngay sau khi tiếp xúc với tia cực tím.

Phương pháp IPD đo lượng bức xạ UVA cần thiết để tạo ra sự sẫm màu của da với một mức độ được xác định rõ ràng, được quan sát ngay sau khi tiếp xúc. Hệ số bảo vệ IPD (IPD-PF) là tỷ lệ giữa liều UVA cần thiết để tạo ra IPD khi da được bảo vệ bằng kem chống nắng với liều cần thiết khi da không được bảo vệ.

  • Độ đen da lâu dài – Persistent Pigment Darkening (PPD) : là phản ứng của da đối với bức xạ tia cực tím xảy ra sau IPD, kéo dài khoảng 3-5 ngày. Phản ứng PPD yêu cầu liều lượng lớn UVA (>10 J cm-2 – tương đương với 40 phút ánh sáng mặt trời giữa ngày mùa hè), có nghĩa là phương pháp PPD cũng có thể thách thức độ ổn định của kem chống nắng.

Phương pháp PPD đo lượng bức xạ UVA cần thiết để tạo ra phản ứng sắc tố rõ ràng đầu tiên. Hệ số bảo vệ PPD (PPD-PF) là tỷ lệ giữa liều UVA tối thiểu để tạo ra PPD khi da được bảo vệ bằng kem chống nắng với liều cần thiết khi da không được bảo vệ.

PA Protection Grade of UVA:

Phương pháp PPD là cơ sở cho hệ thống đánh giá bảo vệ chống tia UVA PA được sử dụng phổ biến ở Châu Á. PPD-PF 2-4 được xếp hạng PA+, PPD-PF 4-8 được xếp hạng PA++, và PPD-PF từ 8 trởlên được xếp hạng PA+++. Hệ thống PA như bên dưới.

Hình 2: Hiệu quả chống nắng của mỗi chỉ số PA

Chỉ số PA không đo bằng số như SPF mà biểu thị bằng dấu +. PA được chia thành 4 cấp độ:

  • PA +: có khả năng chống lại tia UVA ở mức từ 40-50%.
  • PA ++: khả năng chống tia UVA tốt hơn, ở mức từ 60-70% và thời gian lọc tia khoảng từ 4-6 giờ.
  • PA +++: Khả năng chống tia UVA tốt, tới 90%, thời gian lọc tia khoảng 8-12h.
  • PA ++++: có khả năng chống tia UVA rất tốt, lên đến trên 95%. Thời gian lọc tia lên đến 16h.

PA là chỉ số chống lại tia UVA, vì vậy với những sản phẩm có chứa những bậc cộng cao hơn thì khả năng chống nắng, bảo vệ làn da chống lại tác hại của tia UVA tốt hơn.

UVA – PF: UVA Protector Factor: Chỉ số bảo về tia cực tím UVA: là thước đo mức độ bảo vệ tia UVA được cung cấp bởi kem chống nắng. Cả IPD-PF và PPD-IF đều là UVA-PF, tuy nhiên, PPD-IF (phương pháp PPD), thường được coi là phép đo UVA-PF tiêu chuẩn trong cơ thể. Trên thực tế, người ta khuyến cáo rằng UVA-PF nên được xác định bằng phương pháp PPD in vivo hoặc bất kỳ phương pháp in vitro nào có thể cung cấp kết quả tương đương.

Do đó một cách tương đối, chúng ta có thể xem UVA-PF tương đương PPD-PF.

Lưu ý:

Ở một số quốc gia, chỉ số PA được ký hiệu viết tắt như UVA-UVB, UVA/UVB hay UVA1, UVA2. Hoặc là những ký hiệu riêng của một số thương hiệu, quốc gia.

Ví dụ như SPF 60-12 nghĩa là SPF 60 và PA+++.

Ngoài ra, ở các quốc gia như Anh, Mỹ hay một số quốc gia Châu Âu. Họ thường không để chỉ số PA. Thay vào đó là “Broad Spectrum” (*) có nghĩa là các sản phẩm chống nắng này đã được công nhận có tác dụng hạn chế tác hại của cả hai loại tia UVA và UVB.

(*)Broad-Spectrum: quang phổ rộng, là chỉ số thay thế PA để biểu thị khả năng chống lại tia UVA.

3. Các loại kem chống nắng

Hình 3: Các dòng kem chống nắng theo thành phần và tính chất

Hiện nay trên thị trường thường chia các dòng kem theo thành phần và tính chất của chúng

  • Kem chống nắng vật lý – Ngăn chặn và phản xạ tia UV xâm hại tới da.
  • Kem chống nắng hóa học – Hấp thụ thấm thẩu tia UV ngăn ngừa tổn hại lên làn da.
  • Kem chống nắng kết hợp giữa vật lý và hóa học – Hoạt động theo cơ chế hấp thụ, phân tán và phân hủy tia UV kết hợp với các khoáng chất giúp ngăn chặn, phản xạ lại tia UV

Tìm hiểu thêm về công thức Hybrid Sunscreen – Công thức cải tiến mới từ Rồng Việt

Ngoài ra xu hướng hiện nay là ứng dụng các nguyên liệu mới mang tính cải tiến định hướng các dòng sản phẩm kem chống nắng. Cho ra đời nhiều dòng sản phẩm kết hợp mang lại hiệu ứng cao như các dòng Mineral sunscreen, Inorganic sunscreen, Milk sunscreen,….

Chống nắng luôn là chủ đề đang được quan tâm nhiều và đang trở thành nhu cầu hàng đầu của người tiêu dùng. Với đội ngũ nhân viên nhiều kinh nghiệm, Rồng Việt sẵn sàng cung cấp cho quý khách hàng những nguyên liệu, giải pháp và luôn cập nhật, cải tiển các công thức để tạo ra những sản phẩm kem/lotion chống nắng hoặc những sản phẩm chăm sóc da có kết hợp tính năng chống nắng hiệu quả, an toàn, và kinh tế.

Xem thêm về Nguyên Liệu Skincare

 

Tin tức khác

TMS – Nguyên liệu cải tiến mới làm tươi sáng và giữ lớp makeup bền màu lâu trôi

06, Tháng 03, 2025

TIA UV VÀ CHỈ SỐ TIA UV

26, Tháng 02, 2025

XU HƯỚNG SẢN PHẨM LÀM ĐẸP 2025

11, Tháng 02, 2025

Sản Phẩm liên quan

Titanium Dioxide (TI – 50AS)

UNI – TO – AL 08SA (Titanium Dioxide & Alumina Hydroxide & Stearic Acid)

UNI – TO – AL 1080DSA (Titanium Dioxide & Aluminum Hydroxide & Stearic Acid & Dimethicone)

Zinc oxide & Triethoxycaprylylsilane (Zn – AS 6800)

UNI – TO – AL 11SA (Titanium Dioxide & Alumina & Stearic Acid)