Cách xây dựng công thức sữa tắm
(Hệ Surfactant)
Xây dựng một công thức sữa tắm hệ surfactant
Bạn muốn xây dựng công thức sữa tắm (Hệ surfactant) theo xu hướng thị trường mà lại mang theo nét riêng của thương hiệu mình.
Một số bước sau giúp bạn tiết kiệm thời gian:
A. Xác đinh các yếu tố cảm quan:
Mùi hương: Mùi hương là một trong những yếu tố quyết định sự thành công của sản phẩm. Nó thường được lựa chọn dựa trên khuynh hướng của nhóm đối tượng tiêu dùng và concept sản phảm. Công ty hóa chất Rồng Việt cho đại diện Expression Parfumee – một hãng hương liệu đến từ Pháp – có thể đưa ra giải pháp hương liệu hoàn hảo cho sản phẩm của bạn nhờ đội ngũ Marketing luôn cập nhật xu hướng thị trường và các nhà sáng tạo hương đỉnh cao chuyên biệt.
Màu: bạn có thể chọn màu trong hay đục, có ánh nhũ hay không, tông màu nào tùy theo concept sản phẩm của bạn hoặc bạn có thể tham khảo theo các sản phẩm trên thị trường để quyết định màu cho sản phẩm. Từ đây bạn sẽ xác định được các thành phần liên quan đến màu, chất tạo nhũ, tạo đục nếu có.
Độ nhớt: bạn xác định khoảng độ nhớt cho sản phẩm của mình. Bạn có thể tham khảo độ nhớt của các sản phẩm trên thị trường. Tuy nhiên, bạn cần quan tâm đến yếu tố bao bì khi quyết định độ nhớt: chai vòi nhấn, chai nắp bật,…Các chất làm đặc như Carbomer, Acrylate Copolymer… từ Công ty hóa chất Rồng Việt sẽ giúp bạn đạt độ nhớt mong muốn cho sản phẩm của mình.
B. Xác đinh các yếu tố liên quan đến hiệu quả (performance)
Giá trị pH: với sản phẩm sữa tắm hệ surfactant thì giá trị pH khoảng từ 5.0 đến 6.5.
Giá trị độ bọt: cùng với mùi hương, đô bọt là yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng đến cảm nhận của người tiêu dùng đến chất lượng của sữa tắm. Bạn cần sản phẩm của bạn có khả năng tạo bọt như thế nào, bọt mịn ra sao và độ bền bọt bao lâu. Tương tự bạn có thể so sánh với một sản phẩm benchmark mà bạn muốn đạt tới hoặc bạn tự đặt ra chỉ tiêu cho mình.
Từ giá trị độ bọt, bạn xác định được khoảng hàm lượng chất hoạt động bề mặt cần dùng.
Chất hoạt động bề mặt dịu nhẹ (như Sodium Lauroyl Lactylate, Sodium Cocoyl Isethionate, Sodium Lauroyl Sarcosinate…) hiện nay rất thường được dùng kèm để tạo bọt mịn, tăng độ bền bọt và tạo cảm giác mềm mại cho da.
Tìm hiểu thêm về chất hoạt động bế mặt dịu nhẹ
Công dụng đặc biệt của sữa tắm của bạn: sản phẩm sữa tắm của bạn ngoài chức năng làm sạch da, bạn có muốn cung cấp thêm cho người tiêu dùng công dụng nào khác (làm trắng, dưỡng ẩm, giúp da mềm mịn, ngăn ngừa mụn,…). Nếu có thì bạn xác định thành phần này. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý là sản phẩm sữa tắm là hệ nước nên thành phần thường phải đạt yêu cầu tan trong nước để sản phẩm được ổn định. Nếu không thì bạn cần một chất hòa tan để hòa tan các thành phần này
C. Lên bảng công thức:
Từ những giá trị trên là có thể khoanh vùng được hàm lượng các chất chính có trong công thức và làm mẫu sản phẩm, đánh giá hiệu quả của sản phẩm. Cần lưu ý đến yêu cầu giá thành công thức. Yêu cầu giá thành và kết quả đánh giá hiệu quả của sản phẩm bạn có thể điều chỉnh công thức bằng cách gia giảm các thành phần.
Bạn cũng đừng quên thành phần bảo quản cho sản phẩm của mình nữa nhé.
D. Lưu mẫu và kiểm tra độ ổn định của sản phẩm:
Bạn không muốn sản phẩm của mình sau khi ra thị trường bị đổi màu, bị đục hơn hoặc tách lớp. Do đó, bạn cần lưu mẫu sản phẩm ở các điều kiện khác nhau để theo dõi độ ổn đinh của sản phẩm.
Lưu ý về việc ghi nhãn sản phẩm: thành phần có trong công thức sản phẩm phải được ghi đầy đủ theo thứ tự hàm lượng giảm dần, những thành phần với hàm lượng nhỏ hơn 1% có thể liệt kê theo bất kỳ thứ tự nào sau các thành phần có hàm lượng lớn hơn 1%.
Vậy là bạn đã có thể có riêng cho mình một công thức sữa tắm rồi.
Nhưng nếu bạn vẫn gặp trở ngại chưa tìm được công thức ưng ý, hãy để Rồng Việt giúp bạn.
Chúng tôi với hệ thống phòng lab chuyên nghiệp cùng đội ngũ kỹ sư giàu kinh nghiệm, sẽ giúp bạn xây dựng một công thức của riêng bạn và cung cấp tới bạn nguồn nguyên liệu chất lượng đồng hành cùng sản phẩm của bạn.
Liên hệ ngay với Hóa chất Rồng Việt để được tư vấn nhé!